03.777.56789
Số 14 khu D5A Biệt thự Vườn Đào, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH LOGISTICS: THỰC TRẠNG, CƠ HỘI & GIẢI PHÁP

Tin tức
04-03

Các doanh nghiệp Logistics cần đối diện với sự thật rằng công nghệ mới cùng luồng quay của công cuộc chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng, đồng thời đảm bảo hiệu quả của chuỗi cung ứng nói riêng và ngành Logistics nói chung. Cùng VẬN ĐỨC LOGISTICS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

 

Thực trạng chuyển đổi số Logistics hiện nay

Thế giới

Dự kiến chi tiêu cho công cuộc chuyển đổi số trong thị trường logistics toàn cầu đạt mức 94.972,3 triệu USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng ước tính là 15,2% trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2026. Năm 2021, ước tính chi tiêu cho chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics tại Hoa Kỳ là 14 tỷ USD, chiếm 28,98% thị phần toàn cầu.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự kiến đạt mức chi tiêu cho chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics là 13,7 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng hàng năm ước tính là 10%. Nhật Bản và Canada cũng được dự báo sẽ có tăng trưởng ở mức 7,7% và 8,5% tương ứng. Tại châu Âu, Đức dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm xấp xỉ 7,8%, trong khi thị trường logistics của châu Âu còn lại được dự báo đạt mức 15,1 tỷ USD vào năm 2027.

Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường logistics dự kiến sẽ đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2026, với sự dẫn đầu của các quốc gia như Úc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Việt Nam

Từ lâu ngành Logistics vốn là ngành dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho phát triển thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt hoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. 

Miếng bánh Logistics nước ta hiện do 3.000 doanh nghiệp nắm giữ với sự phân bổ quy mô khác nhau. Chiếm đa số trong đó là 89% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Bởi vậy nên chỉ có một nhóm nhỏ các công ty thuộc doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp có vốn nước ngoài chuyên cung cấp dịch vụ Logistics xuyên quốc gia như DGL, APL,… đáp ứng các điều kiện cần và đủ để tiến hành chuyển đổi số.  

Dựa trên lợi thế phát triển sẵn có, các doanh nghiệp logistics đã sử dụng công nghệ để tính toán chính xác giá cước vận chuyển tính theo thời gian thực, vận đơn không cần giấy tờ và tự động hóa tối đa các quy trình bốc dỡ, xếp hàng trong kho nhờ robot.  

Cơ hội chuyển đổi số ngành Logistics

Tiết kiệm chi phí và thời gian hiệu quả thông qua tự động hóa 

Thời gian là một trong những yếu tố giá trị nhất trong ngành Logistics. Mọi bước và quy trình trong chuỗi cung ứng phải được lên thời gian hoàn hảo, đảm bảo giao hàng đúng hạn mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào. Chính từ yêu cầu bức thiết ấy khiến đơn vị vận chuyển hàng hóa phải vật lộn, tìm ra giải pháp phù hợp.  

Chuyển đổi số Logistics giúp đơn giản hóa các quy trình phức tạp, hạn chế rủi ro, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, tạo được uy tín trong lòng khách hàng. Với nguồn nhân lực hạn chế, doanh nghiệp có thể cân nhắc tối ưu hóa bằng cách tự động hóa các hoạt động tại văn phòng như gửi email hoặc gửi fax, tự động hóa quy trình thực hiện các cuộc gọi tự động để theo dõi vận chuyển hàng hóa, tính giá cước hoặc hoàn thành thủ tục giấy tờ.  

Khả năng hiển thị chi tiết – theo dõi thời gian thực của các lô hàng 

Số hóa giúp hoạt động quản lý tại văn phòng trở nên hiệu quả hơn và phản ứng linh hoạt trước những gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Việc dễ dàng theo dõi vị trí theo thời gian thực giúp hiểu được sự cố có thể xảy ra và do đó lập kế hoạch ETA chính xác, đảm bảo đúng tiến độ vận chuyển.  

Công nghệ giúp doanh nghiệp giảm tối đa tỉ lệ giao hàng chậm trễ qua việc tối ưu hóa tuyến đường, chọn ra tuyến đường thuận lợi nhất. Điều này giúp tiết kiệm thời gian trong trường hợp bị gián đoạn như tắc nghẽn hàng hải, tắc nghẽn cảng hoặc không có thuyền.  

Chuyển đổi số giúp ích rất nhiều trong việc theo dõi hàng hoá

Minh bạch thông tin, tối ưu chi phí 

Ngành Logistics ngày nay hoạt động phụ thuộc vào các hoạt động phức tạp giữa nhiều bên liên quan. Nhu cầu giao hàng nhanh chóng và đúng thời hạn buộc các công ty phải chuyển đổi số hệ thống và doanh nghiệp của mình.  

Cơ bản với phương thức hoạt động truyền thống doanh nghiệp sẽ thiếu không có sự minh bạch, rõ ràng cần thiết. Ngoài ra các doanh nghiệp Logistics còn phải đối diện với áp lực cạnh tranh gay gắt trong thị trường dẫn tới yêu cầu cần phải tối ưu hóa thời gian, chi phí và hoạt động. Việc quá trình vận chuyển bị tắc nghẽn do đại dịch đặc biệt khó giải quyết đối với các công ty không có đủ sự gắn kết trong hoạt động của họ. 

Việc chuyển đổi số Logistics sẽ giúp các doanh nghiệp có thể minh bạch thông tin, tối ưu được chi phí hoạt động, và nhanh chóng xử lý những sự cố bất ngờ trong quá trình vận chuyển hàng hóa.  

Những thách thức đặt ra trong quá trình chuyển đổi số ngành Logistics 

Bên cạnh những cơ hội, nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics hiện nay cho thấy một số khó khăn, thách thức cơ bản như sau: 

Tài chính

Tiềm lực tài chính là một trong những thách thức trong chuyển đổi số Logistics tại Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, 90% doanh nghiệp logistics Việt Nam có vốn dưới 10 tỷ đồng, 5% có vốn từ 10 - 20 tỷ đồng. Với quy mô vốn như vậy, việc đầu tư vào các giải pháp công nghệ số đắt đỏ là rất khó khăn.

Các giải pháp công nghệ số trong logistics thường yêu cầu đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, thiết bị, phần mềm và nhân lực. Ví dụ, để triển khai hệ thống quản lý kho thông minh (WMS), doanh nghiệp logistics cần đầu tư vào hệ thống máy quét mã vạch, thiết bị cầm tay, phần mềm WMS,... Chi phí cho các giải pháp này có thể lên tới hàng tỷ đồng.

Ngoài ra, chuyển đổi số cũng đòi hỏi doanh nghiệp logistics phải có đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng công nghệ cao. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này hiện nay vẫn còn hạn chế ở Việt Nam. Vì vậy, tiềm lực tài chính là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam khi triển khai chuyển đổi số.

Công nghệ

Nhìn chung, ngành Logistics Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu về công nghệ, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này thường sử dụng các phương pháp thủ công, truyền thống trong quản lý và vận hành, dẫn đến hiệu quả thấp, chi phí cao và thiếu tính linh hoạt.

Việc có đội ngũ nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số Logistics. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng công nghệ. Điều này có thể tạo ra thách thức trong việc triển khai và quản lý các giải pháp công nghệ mới. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ mới cũng đặt ra các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin và quyền riêng tư.

Nhân lực

  • Thiếu hụt nhân lực: Nhu cầu về nhân lực Logistics ngày càng tăng, trong khi nguồn cung lại không đáp ứng kịp. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030, nhu cầu nhân lực Logistics Việt Nam sẽ đạt khoảng 200.000 người, trong khi hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu.

  • Trình độ nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu: Phần lớn nhân lực Logistics hiện nay chưa được đào tạo bài bản về chuyển đổi số. Họ thiếu kiến thức và kỹ năng về các công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), dữ liệu lớn (big data),...

  • Tâm lý e ngại thay đổi: Một số nhân viên Logistics còn e ngại thay đổi, ngại học hỏi các công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ không tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

 

Việc chuyển đổi số ngành Logistics vẫn cần rất nhiều nỗ lực từ phía doanh nghiệp 

Qua bài viết trên, VẬN ĐỨC LOGISTICS hy vọng các doanh nghiệp ngành logistics có thể tìm ra giải pháp và phương hướng để chuyển đổi số hiệu quả trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0. Nhanh chóng thích nghi, không ngại đổi mới sẽ là đòn bẩy đưa ngành logistics nước nhà khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới! 

Bài viết liên quan

LỢI ÍCH CỦA TỰ ĐỘNG HÓA CHUỖI CUNG ỨNG

Tự động hoá chuỗi cung ứng là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả, kết nối các ứng dụng và hợp lý hoá các quy trình trong hoạt động của chuỗi cung ứng. 

GIAO HÀNG BẰNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI XUYÊN BIÊN GIỚI

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng máy bay không người lái (UAV) để giao hàng đang mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực logistics và vận chuyển.  

DOANH NGHIỆP SINGAPORE MUA NHÀ KHO TẠI VIỆT NAM

Mapletree Logistics Trust chi 234 triệu SGD mua lại nhà kho hạng A của Malaysia và Việt Nam.