03.777.56789
Số 14 khu D5A Biệt thự Vườn Đào, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CẢNG BIỂN TOÀN CẦU

Tin tức
13-03

Các dự án đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển cùng với các hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực cảng biển đã diễn ra sôi động trong những năm gần đây. Đây là báo cáo về ngành logistics và vận tải biển do công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) chi nhánh tại Đức thực hiện và công bố ngày 23/1. Cùng VẬN ĐỨC LOGISTICS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

 

 

Theo báo cáo “Tương lai của thương mại: Các cơ hội mới trong hành lang tăng trưởng cao” của ngân hàng Standard Chartered, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có thể đạt 618 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 7% trong giai đoạn 2021-2030. Nhập khẩu được dự đoán sẽ đạt 578 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 6,9% như trong giai đoạn hiện nay. Và Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao quan trọng trong khu vực ASEAN.

Ngoài lực lượng lao động đông đảo và có trình độ học vấn cũng như chi phí sản xuất cạnh tranh, Việt Nam còn được hưởng lợi từ mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng khắp với Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu. Các hiệp định này sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Báo cáo cũng lưu ý rằng Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc dự kiến sẽ là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong những năm tới và thương mại với Ấn Độ, Singapore và Indonesia sẽ tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2021 đến năm 2030.

Hiện tại, Việt Nam cũng đang cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng về hệ thống cầu cảng, logistics để hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại quốc tế. Đây là mục tiêu cấp thiết xét theo nhịp độ tăng trưởng trong những năm vừa qua và những mục tiêu vĩ mô trong tương lai.

Sản lượng hàng hóa qua cảng biển của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi từ năm 2015 đến năm 2022. Ảnh: Internet

Trong năm ngoái, số dự án đầu tư trong lĩnh vực vận tải biển, bao gồm cơ sở hạ tầng cảng biển, chiếm khoảng 25% tổng số dự án của ngành logistics và vận tải biển. Kể từ năm 2015, tổng giá trị giao dịch của các dự án hạ tầng cảng biển ước tính khoảng 100 tỷ USD. Báo cáo nhận định: "Hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển đã có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2015".

Giá trị giao dịch trong các thương vụ về cơ sở hạ tầng cảng biển trong năm 2203 đã giảm đáng kể, xuống còn 4,2 tỷ USD so với mức 15,3 tỷ USD của năm 2022. Mặc dù vậy, hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực này vẫn có sức bật tương đối lớn, với tổng cộng 16 thương vụ được thực hiện trong năm 2023. Báo cáo đánh giá có đoạn: "Cảng biển và cầu cảng đã trở thành lĩnh vực đầu tư quan trọng mang tính chiến lược toàn cầu, bất chấp quan ngại hiện hữu về tình trạng bất ổn". Theo PwC, trong dài hạn, việc kiểm soát được cảng biển và các tuyến đường vận tải biển cũng đồng nghĩa với việc nắm được quyền kiểm soát và chi phối các eo biển và kênh đào đóng vai trò quan trọng trong vận tải biển toàn cầu. 

Chú thích ảnh

Một tàu chở hàng neo tại cảng nước sâu Lekki ở bang Lagos, Nigeria ngày 23/1/2023. Ảnh: Internet

Trong năm ngoái, số dự án đầu tư trong lĩnh vực vận tải biển, bao gồm cơ sở hạ tầng cảng biển, chiếm khoảng 25% tổng số dự án của ngành logistics và vận tải biển. Kể từ năm 2015, tổng giá trị giao dịch của các dự án hạ tầng cảng biển ước tính khoảng 100 tỷ USD. Báo cáo nhận định: "Hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển đã có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2015".

Giá trị giao dịch trong các thương vụ về cơ sở hạ tầng cảng biển trong năm 2203 đã giảm đáng kể, xuống còn 4,2 tỷ USD so với mức 15,3 tỷ USD của năm 2022. Mặc dù vậy, hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực này vẫn có sức bật tương đối lớn, với tổng cộng 16 thương vụ được thực hiện trong năm 2023. Báo cáo đánh giá có đoạn: "Cảng biển và cầu cảng đã trở thành lĩnh vực đầu tư quan trọng mang tính chiến lược toàn cầu, bất chấp quan ngại hiện hữu về tình trạng bất ổn". Theo PwC, trong dài hạn, việc kiểm soát được cảng biển và các tuyến đường vận tải biển cũng đồng nghĩa với việc nắm được quyền kiểm soát và chi phối các eo biển và kênh đào đóng vai trò quan trọng trong vận tải biển toàn cầu. 

Xét về phạm vi dự án, phân tích của PwC cho thấy đã có sự chuyển dịch các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển theo khu vực địa lý. Cụ thể, trong giai đoạn 2015 - 2023, khoảng 122 trong tổng số 184 dự án được thực hiện tại châu Á và châu Đại Dương. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài ở châu Phi đang trở nên "ngày càng quan trọng" do châu lục này đóng vai trò là nguồn cung cấp nguyên vật liệu thô quan trọng và có vị trí địa lý chiến lược là nơi trung chuyển hàng hóa tới các khu vực xung quanh.

 

Bài viết liên quan

LỢI ÍCH CỦA TỰ ĐỘNG HÓA CHUỖI CUNG ỨNG

Tự động hoá chuỗi cung ứng là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả, kết nối các ứng dụng và hợp lý hoá các quy trình trong hoạt động của chuỗi cung ứng. 

GIAO HÀNG BẰNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI XUYÊN BIÊN GIỚI

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng máy bay không người lái (UAV) để giao hàng đang mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực logistics và vận chuyển.  

DOANH NGHIỆP SINGAPORE MUA NHÀ KHO TẠI VIỆT NAM

Mapletree Logistics Trust chi 234 triệu SGD mua lại nhà kho hạng A của Malaysia và Việt Nam.