HÀN QUỐC XÚC TIẾN MỞ TRUNG T M LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
Bộ Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc ngày 5/1 cho biết đã thành lập cơ quan mang tên K-UPA ở Việt Nam nhằm mục tiêu chuẩn bị cho việc mở một trung tâm logistics tại đây.
1. Hàn Quốc xúc tiến mở trung tâm logistics tại Việt Nam
Thông tin cho biết sự ra mắt của K-UPA diễn ra trong bối cảnh Bộ Đại dương và Thủy sản đang hợp tác với Cảng vụ Ulsan thuộc sở hữu nhà nước để mở trung tâm logistics tại Đồng Nai, miền Nam Việt Nam, nhằm giúp các công ty Hàn Quốc bảo quản hàng hóa ở nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ thấp. Công ty logistics KCTC có trụ sở tại Hàn Quốc là bên phối hợp thực hiện dự án này.
Dự án ước tính trị giá 18,8 tỷ won (14,3 triệu USD), tập trung vào việc xây dựng trung tâm logistics rộng 12.000 m2, có khả năng lưu trữ 4,3 triệu pallet hàng hóa.
Hàn Quốc xúc tiến mở trung tâm logistics tại Việt Nam
Cảng vụ Ulsan nắm giữ 80% cổ phần trong dự án. Chi nhánh KCTC của Việt Nam chiếm 20% còn lại. Bộ trưởng Hải dương Kang Do-hyung cho biết khi trung tâm chính thức đi vào hoạt động, nó sẽ nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đang hoạt động ở khu vực Đông Nam Á.
Trung tâm logistics dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 12/2024 và toàn bộ dịch vụ sẽ bắt đầu vào tháng 7/2025. Trung tâm sẽ giảm giá khoảng 10-15% cho các công ty vừa và nhỏ của Hàn Quốc.
2. Đánh giá chung về thị trường Logistics tại Việt Nam
Năm 2023 đang dần khép lại trong bối cảnh vẫn còn những khó khăn từ bất ổn bởi kinh tế toàn cầu nhưng ngành logistics đã làm tốt vai trò mạch máu của nền kinh tế, đảm bảo lưu thông hàng hóa.
Với đặc thù là ngành dịch vụ trải dài trên nhiều lĩnh vực đòi hỏi mức độ ứng dụng công nghệ lớn, do đó, Chuyển đổi Số là xu hướng tất yếu, giúp doanh nghiệp dịch vụ logistics nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ và sức cạnh tranh.
Đánh giá về mức độ phát triển của ngành logistics, các chuyên gia nhấn mạnh gần đây, ngành logistics của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Doanh nghiệp tham gia ngày càng tăng về số lượng và mở rộng về quy mô.
Năm 2023, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) của Việt Nam ở vị trí 43/139 nền kinh tế được xếp hạng, cải thiện đáng kể so với vị trí 53 vào năm 2010. Trong khu vực, Việt Nam thuộc nhóm top 5 khi cùng thứ hạng với Philippines và đứng sau Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Trong số đó, chỉ tiêu về cơ hội logistics quốc tế, Việt Nam xếp hạng 4 thế giới và được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam lọt top 10 thị trường Logistics mới nổi
3. Kết luận
Nhìn chung, thị trường Logistics Việt Nam là một thị trường tiềm năng, dần đang thu hút sự đầu tư từ nước ngoài. Dù vẫn còn hạn chế và nhiều khó khăn nhưng tiềm năng phát triển mạnh mẽ về logistics là không thể chối cãi. Sau sự phát triển của Vận chuyển Trung - Việt, Vận Đức Logistics tin rằng Vận chuyển Hàn - Việt sẽ là một bước tiến mới của Logistics Việt Nam.