03.777.56789
Số 14 khu D5A Biệt thự Vườn Đào, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

LOGISTICS TRỞ LẠI ĐƯỜNG ĐUA

Tin tức
16-01

Đại dịch Covid-19 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho thị trường kinh tế trong và ngoài nước, trong số đó phải nói đến ngành Logistics, chuỗi cung ứng đã liên tục bị gián đoạn và tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp. Chính những khó khăn đó đã phần nào giúp doanh nghiệp nhìn nhận được tình hình cũng như các thiếu sót để tạo động lực tái cấu trúc, linh hoạt trong cách vận hành để thích ứng với những khó khăn không thể lường trước được trong tương lai.

 

 

Logistics trở lại đường đua

1. Mối liên kết giữa Logistic và thương mại điện tử

Trong giai đoạn COVID-19 bùng phát, nền thương mại điện tử đã chứng kiến sự gia tăng số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhờ vào sự an toàn và đơn giản của hình thức này so với những rào cản từ đại dịch. Covid-19 đã đưa nhiều người tiếp cận hình thức mua sắm online thông qua một cú nhấp chuột hay một chạm, quy mô thương mại điện tử mở rộng, các công ty dịch vụ hậu cần (logistics) buộc phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu mới.

 

Dịch vụ và thời gian vận chuyển cũng là yếu tố quan trọng

Với tốc độ tăng trưởng cao ở mức 14-16% trong một năm, ngành logistics đã có những đóng góp không nhỏ, đưa hoạt động xuất, nhập khẩu trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt hơn 723 tỷ USD, tăng 10% so năm 2021. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những rủi ro, bất ổn về kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu.

Theo các chuyên gia, đầu tư vào logistics đồng nghĩa với đầu tư vào tương lai, mang lại trải nghiệm mua sắm tối ưu cho người dùng. Do đó, ngoài đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thời gian vận chuyển cũng là yếu tố quan trọng góp phần định hình trải nghiệm mua sắm trực tuyến có hoàn thiện hay không.

 

2. Lợi ích của Logistics đối với Thương mại điện tử

Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hóa được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…. cho người bán hàng.

 

TMĐT giữ vai trò tăng cường sức bật cho logistics

Đặc biệt là hiệu quả của nó đối với các doanh nghiệp Thương mại điện tử, khi khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp với nhau trong thế giới ảo, việc tạo dựng uy tín và niềm tin cho khách hàng rất khó khăn. Do vậy, logistics thương mại điện tử sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, giúp đạt được mục đích cuối cùng là lợi thế cạnh tranh.

Như vậy, TMĐT giữ vai trò tăng cường sức bật cho logistics, trong khi logistics là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của TMĐT.

Trong những năm trở lại đây, dịch vụ logistics và chuyển phát ở Việt Nam mặc dù đã phát triển khá nhanh, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của TMĐT.

3. Giải pháp hoàn thiện ngành Logistics

Trong những năm trở lại đây, dịch vụ logistics và chuyển phát ở Việt Nam mặc dù đã phát triển khá nhanh, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của TMĐT. Vì vậy, để hoàn thiện và phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách. Theo đó, phải sửa đổi, bổ sung kịp thời các nội dung về logistics trong Luật Thương mại; rà soát các cam kết quốc tế về logistics trong WTO và hiệp định thương mại tự do để có cơ chế chính sách đảm bảo phát triển logistics nhanh, bền vững; điều chỉnh lại khái niệm về dịch vụ logistics cho chính xác, phù hợp…

Thứ hai, nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng. Không chỉ hạn chế về hạ tầng giao thông, nhân lực, logistics Việt Nam còn được đánh giá là “đông nhưng không mạnh”. Cần hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển hạ tầng logistics bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phù hợp với các quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; huy động nguồn lực đầu tư vào hạ tầng logistics.

Thứ ba, nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ thông qua việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước phát triển logistics; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành, đào tạo chuỗi cung ứng logistics. 

4. Kết luận

Sự tăng trưởng cao của ngành TMĐT đã mang lại nhiều cơ hội các doanh nghiệp logistics khi hầu hết các sàn TMĐT đều không đủ nhân lực để xử lý đơn hàng. Theo đó, các doanh nghiệp chuyển phát cần chú trọng tới việc hiện đại hóa quản lý, trang thiết bị; đặc biệt phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực cũng như với các doanh nghiệp logistics.

Bài viết liên quan

LỢI ÍCH CỦA TỰ ĐỘNG HÓA CHUỖI CUNG ỨNG

Tự động hoá chuỗi cung ứng là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả, kết nối các ứng dụng và hợp lý hoá các quy trình trong hoạt động của chuỗi cung ứng. 

GIAO HÀNG BẰNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI XUYÊN BIÊN GIỚI

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng máy bay không người lái (UAV) để giao hàng đang mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực logistics và vận chuyển.  

DOANH NGHIỆP SINGAPORE MUA NHÀ KHO TẠI VIỆT NAM

Mapletree Logistics Trust chi 234 triệu SGD mua lại nhà kho hạng A của Malaysia và Việt Nam.