03.777.56789
Số 14 khu D5A Biệt thự Vườn Đào, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

NHỮNG CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN ĐƯỢC DÙNG TRONG LOGISTICS

Tin tức
06-02

AI, blockchain, Internet vạn vật (IoT) giúp doanh nghiệp hậu cần tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, minh bạch quá trình vận chuyển và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất cho doanh nghiệp logistics nhờ ứng dụng công nghệ

TS. Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) cho biết, trong lĩnh vực logistics, các hệ thống phân loại tự động hóa ứng dụng công nghệ 4.0 đang được ứng dụng ngày càng nhiều hơn trong các doanh nghiệp. Vì vậy, ngành logistics sẽ phát triển, vận hành trơn tru và thuận lợi vượt bậc nhờ vào Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp logistics có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật, điện toán đám mây…

AI và Machine Learning

Công nghệ AI có thể giúp doanh nghiệp quản lý đội xe bằng cách cung cấp dữ liệu thời gian thực về hiệu suất của phương tiện, như hiệu quả sử dụng nhiên liệu, khả năng sẵn sàng của tài xế và nhu cầu bảo trì.

AI cũng có thể giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho bằng cách dự đoán nhu cầu, phát hiện sự bất thường với mục đích cuối cùng là giảm nguy cơ hết hàng và ngăn ngừa chi phí bổ sung.

Công nghệ AI cũng có thể giúp các công ty hậu cần cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn bằng cách cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực về trạng thái lô hàng, trả lời các thắc mắc của khách hàng cũng như xác định và giải quyết các vấn đề trước khi chúng mang đến rủi ro.

Blockchain

Công nghệ blockchain giúp theo dõi sự di chuyển của hàng hóa và dịch vụ một cách an toàn, minh bạch, từ đó giảm thiểu gian lận của toàn chuỗi cung ứng.

Theo công ty nghiên cứu thị trường MarketsandMarkets, blockchain toàn cầu trong thị trường hậu cần dự kiến tăng trưởng với tốc độ CAGR là 70,4% từ năm 2020 đến năm 2025.

 

Block chain giúp nâng cao hiệu quả vận hành

Công nghệ này có thể giúp giảm gian lận bằng cách tạo bản ghi chống giả mạo cho tất cả giao dịch; đảm bảo tất cả các bên trong chuỗi cung ứng đều có quyền truy cập vào cùng một thông tin. Một lợi ích khác là nó cho phép các công ty theo dõi quá trình di chuyển của hàng hóa theo thời gian thực.

Internet vạn vật (IoT)

Internet of Things (IoT) là mạng kết nối các thiết bị và đồ vật thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau.

Theo các chuyên gia của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC), đến năm 2025, thị trường sẽ có 55,7 tỷ thiết bị được kết nối. Với ngành logistics, công nghệ này giúp theo dõi và giám sát thời gian thực. Cảm biến IoT có thể được gắn vào hàng hóa, phương tiện và thiết bị để cập nhật trạng thái và vị trí theo thời gian thực.

 

IoT giúp doanh nghiệp làm việc dễ dàng hơn

Với công nghệ này, người dùng có thể kiểm tra hiệu suất và tình trạng của thiết bị và phương tiện, đồng thời phát hiện các sự cố tiềm ẩn trước khi chúng trở thành sự cố nghiêm trọng. Doanh nghiệp cũng có thể theo dõi các kho hàng của mình, như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Công nghệ này còn cung cấp khả năng hiển thị từ đầu đến cuối của chuỗi cung ứng, hay tối ưu hóa tuyến đường hay giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực về trạng thái giao hàng và cho phép theo dõi đơn hàng trong thời gian thực.

Phương tiện tự hành

Xe tự hành, còn gọi là xe tự lái, có khả năng cách mạng hóa ngành hậu cần bằng cách cung cấp một phương thức vận chuyển an toàn và hiệu quả. Xe tự hành có thể loại bỏ sự cần thiết của người lái xe, giảm nguy cơ tai nạn và cải thiện thời gian giao hàng.

Đức đã đầu tư rất nhiều vào phương tiện tự hành và một số công ty hậu cần hiện sử dụng phương tiện tự hành để giao hàng. DHL, một trong những công ty hậu cần lớn nhất thế giới, đã thử nghiệm phương tiện giao hàng tự động ở Đức từ năm 2016.

 

Xe tự hành trong logistics

Kết luận

Phát triển công nghệ trong hoạt động logistics giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp cần thu hút đầu tư cho công nghệ trong hoạt động logistics do tầm quan trọng và ngày càng cần thiết của hoạt động logistics. Các doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng, trình độ hiểu biết và sử dụng công nghệ  trong bộ phận quản lý và những người lao động, đồng thời cần triển khai việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics của doanh nghiệp trong dài hạn. Từ đó tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho lĩnh vực logistics nói chung và cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng.

Thông qua bài viết trên, Vận Đức Logistics hi vọng bạn đã có thêm thông tin cũng như hiểu biết về các công nghệ đang được sử dụng phổ biến hiện nay trong Logistics. 


Các doanh nghiệp, khách hàng có như cầu đặt hàng vận chuyển Trung - Việt vui lòng liên hệ qua Hotline 078.777.6666 hoặc nhắn tin trực tiếp vào fanpge Công Ty TNHH Dịch Vụ XNK Vận Đức.

Bài viết liên quan

LỢI ÍCH CỦA TỰ ĐỘNG HÓA CHUỖI CUNG ỨNG

Tự động hoá chuỗi cung ứng là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả, kết nối các ứng dụng và hợp lý hoá các quy trình trong hoạt động của chuỗi cung ứng. 

GIAO HÀNG BẰNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI XUYÊN BIÊN GIỚI

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng máy bay không người lái (UAV) để giao hàng đang mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực logistics và vận chuyển.  

DOANH NGHIỆP SINGAPORE MUA NHÀ KHO TẠI VIỆT NAM

Mapletree Logistics Trust chi 234 triệu SGD mua lại nhà kho hạng A của Malaysia và Việt Nam.