03.777.56789
Số 14 khu D5A Biệt thự Vườn Đào, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG

Tin tức
18-01

Rủi ro chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi và có thể gây những thiệt hại đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những rủi ro đó có thể hạn chế bằng việc quản trị rủi ro chuỗi cung ứng. Cùng Vận Đức - vận chuyển Trung Việt tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng

Là việc thực hiện các chiến lược để quản lý các rủi ro hàng ngày và rủi ro đặc biệt dọc theo chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Từ đó, dựa trên các đánh giá này để đưa ra các quyết định nhằm giảm rủi ro và đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng. 

Chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần có những phương án, giải pháp quản trị rủi ro chuỗi cung ứng phù hợp và hiệu quả để giải quyết các rủi ro chuỗi cung ứng có thể gặp phải. 

Việc quản lý hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng phát triển của doanh nghiệp.

2. Quản trị rủi ro Chuỗi cung ứng với 4 bước cơ bản

Bước 1: Xác định rủi ro

Xác định rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp cần thiết lập một danh mục các rủi ro có thể xảy ra đối với tình hình hiện tại của chuỗi cung ứng. Sau đó là xếp chúng vào các nhóm rủi ro tương ứng để đưa ra những phương pháp tiếp cận và giải quyết rủi ro phù hợp. Có nhiều cách phân loại rủi ro như: phân loại theo mức độ ảnh hưởng, phân loại theo tính chất rủi ro, hay phân loại rủi ro trong từng chức năng trong chuỗi cung ứng,… 

Để lập được một danh mục rủi ro toàn diện, các nhà quản lý cần nắm bắt thông tin từ các bộ phận trong chuỗi cung ứng. Hay nói cách khác là thu thập ý kiến, đánh giá, báo cáo từ các nhân sự hay bộ phận chịu trách nhiệm vận hành một mảng chức năng cụ thể trong chuỗi như: dự báo nhu cầu, thu mua, sản xuất, kho vận, vận tải,… Từ những thông tin của các bên tham gia, doanh nghiệp có thể xác định được danh sách những vấn đề có thể ảnh hưởng đến các hoạt động trong chuỗi cung ứng.

Bước 2: Đánh giá và phân tích rủi ro

Sau khi liệt kê và phân loại, bước tiếp theo doanh nghiệp cần thực hiện là đưa ra đánh giá cho từng nhóm rủi ro, để thiết lập phương án giải quyết phù hợp. Bằng cách đánh giá rủi ro, doanh nghiệp có thể biết được bản chất và nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thậm chí là tần suất xảy ra rủi ro và những tác động tiềm tàng của chúng đối với chuỗi cung ứng. Từ đó đưa ra thứ tự ưu tiên và phân bổ nguồn lực hợp lý trong việc tiếp cận và giải quyết rủi ro.

Việc đánh giá rủi ro thường dựa trên 2 yếu tố chính: mức độ tác động của rủi ro đối với chuỗi cung ứng và xác suất có thể xảy ra của rủi ro đó. 

Vận Đức Đường Biển đề cập đến 3 phương pháp đánh giá rủi ro bằng cách ứng dụng các mô hình phân tích: phương pháp Failure Mode Effect Analysis (FMEA), Fault tree analysis và Event tree analysis (ETA)

  • Failure Mode Effect Analysis (FMEA):

Phương pháp FMEA

  • Fault tree analysis

Kỹ thuật FTA

  • Event tree analysis (ETA)

Kỹ thuật ETA

Bước 3: Xử lý rủi ro: bao gồm 4 giải pháp hữu dụng

  • Tránh rủi ro: 

Là những hoạt động nhằm né tránh những khả năng có thể mang lại rủi ro cho chuỗi cung ứng. 

  • Phòng ngừa rủi ro:

Phòng ngừa rủi ro bao gồm những nỗ lực hạn chế khả năng rủi ro trở thành hiện thực, hoặc giảm mức độ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của rủi ro. Doanh nghiệp thường sẽ áp dụng phương án này cho những rủi ro đã từng xảy ra đối với chuỗi cung ứng. Vì những rủi ro chưa từng xuất hiện sẽ khó hoặc không thể dự đoán hay phòng ngừa.

Một trong những cách phòng ngừa rủi ro là xây dựng phương án dự phòng. 

  • Chia sẻ rủi ro: 

Chia sẻ rủi ro được hiểu là doanh nghiệp sẽ chuyển nhượng một phần rủi ro cho các bên liên quan bên ngoài chuỗi cung ứng. Chia sẻ chi phí phát triển sản phẩm hay mua bảo hiểm cho hàng hóa là một trong những phương thức chia sẻ rủi ro. Doanh nghiệp có thể thiết lập chính sách với nhà cung cấp để phân rõ trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra

  • Chấp nhận rủi ro:

Trong một số trường hợp nếu nhận thấy rủi ro không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng, và chi phí giải quyết rủi ro lớn hơn tác động mà rủi ro đó gây ra. Hoặc đối mặt với những rủi ro chưa có giải pháp nào tồn tại để giảm thiểu và chia sẻ rủi ro. Nên trong ngắn hạn, việc chấp nhận sống chung với rủi ro sẽ là quyết định khả thi nhất.

Bước 4: Giám sát rủi ro

Chuỗi cung ứng luôn không ngừng biến đổi, các rủi ro cũng vì thế mà trở nên phức tạp và ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Vì thế, ngoài việc lập kế hoạch quản lý và giải quyết rủi ro, các doanh nghiệp phải liên tục giám sát các rủi ro, liên tục cập nhật tình hình về những thay đổi của tổ chức, xã hội, môi trường,… để kịp thời đưa ra nhận định và phỏng đoán về các rủi ro có khả năng xảy ra, cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đối với chuỗi cung  ứng như thế nào. 

Quan trọng hơn hết, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ, các giải pháp giải quyết rủi ro hiện tại có thể lỗi thời, không còn phù hợp với bối cảnh của chuỗi cung ứng đương thời. Vì thế, cần phải hiểu rõ kịch bản rủi ro, bất kỳ những thay đổi nào đều phải được cập nhật vào khung quản lý rủi ro để đưa ra chiến lược ứng phó một cách phù hợp nhất. 

 

Bài viết liên quan

LỢI ÍCH CỦA TỰ ĐỘNG HÓA CHUỖI CUNG ỨNG

Tự động hoá chuỗi cung ứng là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả, kết nối các ứng dụng và hợp lý hoá các quy trình trong hoạt động của chuỗi cung ứng. 

GIAO HÀNG BẰNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI XUYÊN BIÊN GIỚI

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng máy bay không người lái (UAV) để giao hàng đang mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực logistics và vận chuyển.  

DOANH NGHIỆP SINGAPORE MUA NHÀ KHO TẠI VIỆT NAM

Mapletree Logistics Trust chi 234 triệu SGD mua lại nhà kho hạng A của Malaysia và Việt Nam.