Sự suy yếu của ngành vận tải hàng hóa có thể sẽ kéo dài sang năm 2024
Ngành vận tải hàng hóa toàn cầu đang rơi vào tình trạng suy giảm trong năm nay và tình hình sẽ còn kéo dài sang năm 2024 (Theo hãng tin CNBC).
1. Tình hình chung
Ông Alan Baer, Giám đốc điều hành (CEO) công ty vận tải OL USA, cho biết kết quả khảo sát cho thấy thị trường vận tải hàng hóa sẽ không tăng trưởng hoặc tăng rất thấp trong nửa đầu năm 2024, đồng nghĩa với việc giá cước vận chuyển sẽ chững lại hoặc giảm xuống.
Trong đó, một nửa dự đoán cước phí tăng 5%, nửa còn lại cho rằng cước phí sẽ ổn định hoặc giảm đến 15%. Còn với hình thức vận chuyển đầy tải (full truck load), đa số dự đoán cước phí sẽ chững hoặc giảm xuống, trong khi 33% dự đoán cước phí sẽ tăng nhẹ 5%.
Đa số những người tham gia khảo sát nói trên tin rằng cước phí vận tải đường biển sẽ không đổi hoặc giảm xuống trong hai quý đầu của năm sau, sau khi đã giảm đến 50% trong năm nay. Còn với vận hàng hàng không, phần đông dự đoán cước phí sẽ chững hoặc giảm khoảng từ 10-20%.
Thời kỳ suy thoái này đang gây khó khăn cho ngành vận tải nói chung, nhất là những công ty chưa đa dạng hóa đủ để chống chịu áp lực. Tình hình này đã khiến các công ty như công ty khởi nghiệp Convoy do tỷ phú Jeff Bezos “chống lưng” phải đóng cửa.
2. Vận tải biển
Các đơn hàng vận tải đường biển giảm 50% so với cùng kỳ năm 2022 và đang ảnh hưởng trực tiếp đến vận tải đường sắt và đường bộ.
Khi các cảng hàng hóa lớn ở Bờ Đông và Bờ Tây đua nhau giành ưu thế trong tổng khối lượng thương mại vào Trung Quốc, miếng bánh ngày càng nhỏ lại khi nền kinh tế suy thoái.
Dữ liệu thương mại mới nhất do Cảng New York và New Jersey - các cảng container lớn nhất của quốc gia ở Bờ Đông - công bố cho thấy hoạt động container tăng nhẹ, nhưng các đơn hàng vận tải đường biển tiếp tục giảm.
Đơn hàng vận tải đường biển tiếp tục giảm
Trong tháng 3/2023, Cảng New York và New Jersey đã xử lý 574.452 TEU khiến nó trở thành cảng hàng hóa bận rộn thứ ba của Mỹ. Nhưng sự khác biệt giữa Cảng Los Angeles, nơi xử lý nhiều container nhất trong tháng 3 và Cảng New York/New Jersey, là khoảng cách 48.781 TEU.
Trong ba tháng đầu năm 2023, Cảng New York và New Jersey là cảng bận rộn thứ hai của Mỹ đã vận chuyển gần 1,8 triệu TEU, tương đương với lượng vận chuyển trong cùng kỳ năm 2019.
Lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu trong ba tháng đầu năm 2023 tại các cảng biển lớn của Mỹ. Ảnh: CNBC
Dữ liệu sản xuất của Trung Quốc gần đây đã được cải thiện sau khi nước này mở cửa trở lại, nhưng ông Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư của Bleakley Financial Group cho biết dữ liệu thương mại tổng thể trùng khớp với các chỉ báo về sự suy giảm kinh tế toàn cầu.
Ông Boockvar nói: “Chúng tôi đang chứng kiến sự sụt giảm trong PMI sản xuất toàn cầu [chỉ số nhà quản lý mua hàng] và tôi nghĩ rằng, nó có liên quan đến việc chi tiêu ít hơn cho hàng hóa và nhu cầu giảm lượng hàng tồn kho dư thừa”.
3. Vận tải đường hàng không
Số đơn vận chuyển quốc tế giảm khiến lượng hàng hóa di chuyển bằng đường hàng không trong 2 tháng đầu năm 2023 sụt 28% so với cùng kỳ. Một hãng vận chuyển hàng hóa chuyên dụng bằng đường hàng không tại Việt Nam cho biết, đơn hàng di chuyển quốc tế đang có dấu hiệu giảm dần do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Tại doanh nghiệp của ông, 2 tháng đầu năm, lượng đơn hàng vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật Bản sụt 20%. Tương tự, các đường bay khác đều chưa dấu hiệu phục hồi từ hậu Covid-19. Tại các hãng hàng không nội địa, tình hình vận chuyển hàng hóa cũng không mấy sáng sủa.
Vận tải hàng không không mấy khởi sắc
Số liệu thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không trong hai tháng đạt 168.000 tấn, giảm 28,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hàng hóa quốc tế là 117.000 tấn, giảm 37,3% so với cùng kỳ. Riêng hàng hóa nội địa đã cải thiện khi đạt 51.000 tấn, tăng nhẹ.
Báo cáo cho thấy, việc vận chuyển hàng hóa do các hãng hàng không Việt đảm trách trong hai tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 42.500 tấn, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm trên, theo các doanh nghiệp là suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng lan rộng. Thị trường lớn là Trung Quốc đã mở cửa nhưng nguyên phụ liệu từ quốc gia này vẫn chưa tỏa đi nhiều nhà máy sản xuất trên thế giới. Do đó, các hợp đồng về vận chuyển hàng hoá quốc tế chưa được thực hiện nhiều.
4. Kết luận
Ông Brian Bourke, Giám đốc thương mại toàn cầu của công ty SEKO Logistics, cho biết trong bối cảnh còn nhiều bất ổn về nhu cầu tiêu dùng và kinh tế toàn cầu, phần lớn các lãnh đạo trong ngành không đưa ra dự báo tích cực cho khối lượng vận tải trong nửa đầu năm 2024. Nhưng theo ông, nửa cuối năm 2024 có thể chứng kiến một sự phục hồi.